Có một câu chuyện kể rằng:
“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua cai trị một đất nước phồn vinh, một ngày kia, ông đi du ngoạn tới những vùng xa xôi trong nước của ông. Khi trở về cung điện của mình, ông than rằng chân của ông rất đau, bởi vì đó là lần đầu tiên ông đi ra ngoài lâu như thế, và con đường ông đi qua khá gồ ghề và nhiều sỏi đá. Đang cơn bốc đồng, ông ra lệnh phủ da mọi con đường xuyên qua quốc gia. Chắc chắn điều này cần rất nhiều gia của con vật và tốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt là tốn nhiều ngân phiếu. Sau đó, một trong những cố vấn khôn ngoan của nhà vua can đảm lên tiếng nói với ông. ‘Tại sao nhà vua lại làm như thế? Tại sao không thay vì thế, chỉ cắt một miếng da nhỏ vừa đủ bọc lấy đôi bàn chân của ngài?’ Nhà vua hoàn toàn sững sờ khi nghe điều này, nhưng sẵn sàng đồng ý với lời đề nghị này, nghĩa là, làm cho nhà vua một đôi giày bằng da”.
Nếu chúng ta nói “tôi ước mong người ta thay đổi để thế giới này thay đổi theo chiều hướng tốt hơn”, giống như phủ nhận con đường bằng da để chúng ta có thể bước đi êm ái. Nhưng nếu chúng ta nói: “Tôi sẽ thay đổi chính mình để thế giới này cũng thay đổi”, giống như mang đôi giày vào chân chúng ta. Nó thiết thực hơn, thực tế hơn và có thể đạt được điều đó một cách dễ dàng hơn. Tự bản thân chúng ta không thể đổi thay được điều gì nếu không bắt đầu từ chính mình.
Viktor Frank đã từng nói rằng: “Khi chúng ta không có khả năng để thay đổi hoàn cảnh nữa – chúng ta bị thách đố phải thay đổi chính mình”. Những thách đố sẽ giúp chúng ta trở nên tươi mới hơn. Thay vì trách những thách đố, hãy xông vào chúng. Hãy nện cho chúng một trận. Hãy tận hưởng. Hàng ngày, chúng ta cần xây dựng, hoàn thành, tìm kiếm xác minh và bắt đầu từ chính con người của mình. Chúng ta nhận thức rằng thế giới quanh ta đang trở nên xấu như thế nào? Chúng ta không cảm thấy an toàn nữa. Chúng ta không biết tin ai. Có tội ác, tranh chấp, tàn sát ở khắp mọi nơi. Chúng ta chỉ có thể chỉ muốn người ta thay đổi để thế giới trở thành một nơi tốt hơn để sống. Nhưng chúng ta quên rằng tất cả những hỗn loạn và tàn phá này chỉ phản ánh điều ở trong tâm hồn chúng ta.
Tiếng của Chúa thích nói trong những tình huống hoàn toàn bình thường. Thay đổi là xoay chuyển của cuộc sống một người, chấp nhận lời mời không thể tưởng tượng đó đã “làm xáo trộn” dòng chảy cuộc sống thường ngày và rất bình thường đó. Điều này “chia/ cắt” để tách một người ra khỏi thói quen của bản thân, khiến người ta lệ thuộc và thường rơi vào tình trạng tội lỗi: ám ảnh, niềm tin, sự thúc đẩy, một niềm đam mê, một mặt nạ… Đã đến lúc chúng ta cần cắt giảm và thay đổi. Giống như Leo Tolstoy có nói rằng “mọi người nghĩ về việc thay đổi thế giới, nhưng không ai nghĩ về việc thay đổi chính mình”. Chắc chắn trình bày bản thân cho người khác không phải là điều dễ dàng: người ta có thể sợ mạo hiểm, sợ bị kết án và vì thế mà bị gạt ra ngoài lề, bị bỏ rơi, bị coi thường. Thật không dễ dàng để “rời khỏi lưới”, và hơn nữa để tiếp nhận cái mới “ngay lập tức”; người ta không dễ dàng từ bỏ những mẫu thức suy tư, những mô hình cuộc sống của chính họ, ngay cả những tiêu cực làm họ đau khổ nhưng vẫn cung cấp một sự an toàn nhất định, mặc dù sai lầm.
Làm môn đệ của Chúa Giêsu cũng thế chúng ta luôn cần làm mới lại chính mình. Đi theo Người chúng ta luôn có những đổi thay bất ngờ. Có những đổi thay đem lại cho chúng ta một khoảnh khắc hụt hẫng, một chút mất mát. Có những thay đổi chỉ có phút cuối khi lên đường chúng ta mới nhận ra. Nhưng cũng có những thay đổi đem lại cho chúng ta niềm vui, sự bình an, “mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Thiên chúa”, (Rm 8, 28).
Là môn đệ của Chúa chúng ta đã được “ở với” Người và đã học được một phong cách, một cách thức để làm môn đệ, để bước đi theo con đường hoàn hảo. Chúng ta còn ngần ngại gì mà không ra đi để thi hành sứ vụ mới với những đổi thay đang chờ chúng ta ở phía cuối con đường.
Joy Lê