Tôi là ai?

Nhà hiền triết Ramana Maharishi có thói quen hướng dẫn các môn đệ tiến đến sự giác ngộ qua việc yêu cầu họ trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”. Bất cứ ai có thể trả lời nó cách xứng hợp là đã bước đi trên con đường bình an và khôn ngoan rồi.

Áo Nghĩ Thư Mundaka có một câu chuyện thú vị. Virochana là vua các ma quỷ, Indra là vua các thần linh, cả hai đều muốn khám phá bản chất đích thực của “cái tôi”. Họ đến gặp Prajapati, là Chúa tể vũ trụ, và phục vụ trong suốt 32 năm. Sau đó Prajapati bảo họ đến hồ nước. Họ thấy trong đó phản chiếu thân xác của họ. Virochana bỏ đi với sự vui mừng vì nghĩ rằng cái tôi của mình là thân xác. Tuy nhiên, Indra không thảo mãn với câu trả lời và quay lại với Prajapati và được hướng dẫn khám phá ra Thần Khí tự do ở trung tâm con người của mình.

Tôi sợ rằng chúng ta giống Virochana hơn Indra. Chúng ta thường đồng hóa mình với những sự vật khác.

Một số người ăn để sống. Một số người khác dường như sống để ăn. Người ta có thể dính bén với khoái lạc ăn uống đến nỗi người ta có thể nói rằng thần của họ là cái bụng của họ (x. Pl 3,19). Họ dường như đồng hóa mình với cái miệng của họ. Họ sẵn sang bỏ mọi sự vì nó. Những người khác có thể đồng hóa mình với vẻ đẹp thân xác của họ.

Một số người nói “Tôi giận dữ”, “tôi buồn”. Một số người đồng hóa mình với tình trang cảm xúc của họ đến nỗi họ ở trong trạng thái ấy cả tháng trời.

Một số người có thể đồng hóa họ với các tác nhân bên ngoài. Khi hỏi “Bạn là ai?” Một số người có thể trả lời: “Tôi là một người Việt Nam”. Một số có thể tự hào về nghề nghiệp của họ: “Tôi là một bác sĩ, kỹ sư”. Những người khác có thể đồng hóa họ với tôn giáo hay ý thức hệ: “Tôi là Kitô hữu, một người Mác xít”.

Tôi là thân xác của tôi, là các cảm xúc, nghề nghiệp, xác tín, những điều kiện văn hóa và tự nhiên của sự hiện hữu của tôi. Chúng là những yếu tố căn tính của tôi. Nhưng cái tôi của tôi là điều gì đó vượt quá mọi điều này. Những điều này chỉ là một phần của căn tính của tôi. Chúng không ảnh hưởng đến trung tâm sâu xa nhất của tôi.

Tôi giận dữ. Tôi sung sướng. Nhưng tôi có thể chỗi dậy để vượt qua cơn giận hay hạnh phúc của tôi. Tôi có thể trở nên ý thức về cái tôi đang giận dữ. Sau đó, tôi có thể kiểm soát sự giận dữ của tôi.

Lịch sử và văn hóa có thể chồng chất trên tôi nhiều cảm xúc bất lợi. Nhưng chúng không phải là cái tôi thực sự. Tôi có thể vượt lên và thắng được chúng.

Ý thức hệ của tôi tô màu con đường của tôi, để tôi nhìn thế giới và những người khác. Nhưng thực tế, kinh nghiệm và lý trí có thể giúp tôi vượt quá những thành kiến của ý thức hệ của tôi.

Tôi không phải lý trí của tôi. Tôi có thể chọn trao ban tất cả vì tình yêu ngược lại với lý trí. Căn tính của tôi là trung tâm sâu nhất trong con người tôi. Tôi không thể thấy nó hay cảm nghiệm nó trong chính nó. Nó có một sự đa dạng về kinh nghiệm và các phương diện. Nhưng nó vượt qua tất cả chúng.

Đồng hóa cái tôi với một hay nhiều trong những phương diện là làm nô lệ cho chúng. Khám phá và nhận ra căn tính của cái tôi là trở nên tự do và là chủ của mọi phương diện này, những điều làm nên cái tôi kinh nghiệm. Đó cũng là sự từ bỏ đích thực: không buông rơi cũng không chạy trốn, nhưng làm chủ từ xa (siêu thăng nó).

Truyền thống Ấn Độ gọi cái tôi này là atman và thấy nó có một phương diện thần thiêng. Người Ki tô hữu gọi nó là hình ảnh của Thiên Chúa.

Check Also

WEDNESDAY OF THE 25TH WEEK IN ORDINARY TIME

GOSPEL Lk 9:1-6 Jesus summoned the Twelve and gave them power and authority over all …